Cung cấp mâm quả đám cưới hỏi uy tín

Mâm quả Tuyền Bình Dương nhận đặt mâm quả đám cưới, đám hỏi cho khách hàng có nhu cầu. Mâm quả cưới hỏi bình dân, cao cấp, kết đơn giản hoặc rồng phụng đều có cả. Xin liên hệ để nhận tư vấn và báo giá các mâm quả này.

Số điện thoại gọi đặt hàng

Mâm quả hay tráp quả là sính lễ quan trọng trong văn hóa cưới hỏi của người Việt. Mâm quả cưới cho từng vùng miền sẽ có những cách chuẩn bị khác nhau tùy theo phong tục của từng nơi. Mâm quả Tuyền Bình Dương nhận làm mâm quả cưới theo yêu cầu khách hàng hoặc theo các mâm quả phổ biến.

  • Mâm quả cưới chúng tôi phục vụ khách hàng: Tp Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương
  • Hỗ trợ giao tận nhà nếu có yêu cầu (có tính phí giao hàng)
  • Tư vấn báo giá qua zalo, điện thoại

Các Anh Chị cần tư vấn mâm quả cưới bình dân hoặc cao cấp chúng tôi đều phục vụ. Đặc biệt có mâm trái cây và trầu cau kết rồng phụng cực đẹp, giá thành vô cùng hợp lý.

Giá mâm quả cưới hỏi uy tín

Bảng giá mâm quả cưới mới nhất của Mâm Quả Cưới Út Tuyền. Anh Chị có thể lựa chọn từng món để kết hợp lại thành 1 bộ mâm quả cho đám cưới đám hỏi của mình.

Mâm Quả Bánh cốm 1.250.000đ
Mâm Quả Bánh kem 650.000đ
Mâm Quả Bánh pía 950.000đ
Mâm Quả Nem chả 1.250.000đ
Mâm Quả Phu thê 950.000đ
Mâm Quả Trà + Rượu 450.000đ
Mâm Quả Trà + Rượu + Nến 590.000đ
Mâm Quả trái cây 850.000 đ
Mâm Quả Trầu cau 105 quả 950.000 đ
Mâm Quả Trầu cau 60 quả 750.000 đ
Mâm Quả Xôi gấc 5 tim + 1 gà 950.000 đ
Mâm Quả Xôi gấc 6 tim 650.000 đ
Mâm Quả Heo Sữa Quay 2.100.000đ
Mâm quả cưới bình dân
Mâm quả cưới bình dân
Mâm quả cưới bình dân
Mâm quả cưới bình dân giá rẻ
Mâm quả cưới bình nhiều mẫu mã
Mâm quả cưới bình nhiều mẫu mã
Mâm quả đám cưới miền Nam
Mâm quả đám cưới miền Nam

Số điện thoại gọi đặt hàng

Dưới đây là các thông tin liên quan đến mâm quả đám cưới hỏi của mỗi vùng miền. Xin kính mời anh chị đọc tham khảo.

Mâm quả cưới Miền Bắc

– Một mâm quả cưới đẹp sẽ mang những ý nghĩa đẹp mà bên nhà trai chuẩn bị để trao tay cho nhà gái với mong muốn được rước dâu và thể hiện lòng kính trọng của nhà trai đối với công ơn dưỡng dục của cha mẹ cô dâu.
– Tuy số lượng bộ mâm quả đám cưới được thực hiện qua nhiều thế hệ và phong tục nhưng tốt nhất vẫn là hai nhà sui gia bàn bạc trước với nhau để chuẩn bị cho thật tốt trong ngày trọng đại này.
– Thông thường số lượng mâm quả ngày cưới ở miền Bắc luôn là số lẻ, có thể từ 3,5,7,9 hoặc đến 11 tráp. Tuy nhiên số lễ trên mâm quả lại được chuẩn bị với số chẵn và đi theo cặp với ý nghĩa vợ chồng đồng lòng có nhau.

Mâm quả cưới miền Bắc phổ biến

Tùy vào điều kiện kinh tế của từng cặp đôi mà số lượng tráp sẽ ít hay nhiều. Sau đây là cách làm mâm quả cưới cho từng số lượng tráp ở miền Bắc:

Lễ 3 tráp miền Bắc

  1. mâm trầu cau (là lễ vật bắt buộc phải có),
  2. mâm chè,
  3. mâm hạt sen.

Lễ 5 tráp miền Bắc

  1. Mâm trầu cau,
  2. Mâm chè,
  3. Mâm hạt sen,
  4. Mâm rượu và trà,
  5. Mâm bánh cốm.

Lễ 7 tráp miền Bắc

  1. Mâm trầu cau,
  2. Mâm chè,
  3. Mâm bánh cốm,
  4. Mâm rượu và trà,
  5. Mâm hạt sen,
  6. Mâm bánh phu thê,
  7. Mâm bánh đậu xanh.

Lễ 9 tráp miền Bắc

  1. Mâm trầu cau,
  2. Mâm chè,
  3. Mâm bánh cốm,
  4. Mâm rượu và trà,
  5. Mâm hạt sen,
  6. Mâm bánh phu thê,
  7. Mâm bánh đậu xanh,
  8. Lẵng hoa quả kết rồng phụng,
  9. Mâm lợn sữa quay.

Lễ 11 tráp miền Bắc

Lễ này quá nhiều nên cũng rất ít nhà lựa chọn, nếu có thì nó sẽ bao gồm 9 tráp như trên và bổ sung thêm mâm bánh nướng bánh dẻo, mâm xôi gấc trang trí đậu xanh…

Mâm quả đám cưới Miền Trung

– Số lượng mâm quả đám cưới cưới của miền Trung cũng không cần quá cầu kỳ, chủ yếu là đầy đủ những lễ vật quan trọng nhất, còn lại thì tùy vào điều kiện kinh tế để chuẩn bị.

– Tuy nhiên với một số nơi như Đà Nẵng, quan niệm tổng số người rước dâu bưng mâm quả phải ứng với số sinh hoặc lão. Trong đó 1, 2, 3, 4, 5, 6… tương ứng với sinh, lão, bệnh, tử, sinh, lão… Và số ứng với sinh hoặc lão sẽ là đẹp nhất.

– Có 4 lễ vật bắt buộc phải chuẩn bị đó là: trầu cau, bánh phu thê, chè rượu và nến tơ hồng. Số lượng trong mâm trầu cau sẽ là 105 quả cau với ý nghĩa chúc trăm năm hạnh phúc. Bánh phu thê tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng hòa thuận êm ấm. Chè rượu tỏ lòng thành của con cháu dâng lên tổ tiên. Và cặp nến tơ hồng sẽ do một người cao tuổi có gia đình hạnh phúc thổi tắt sau khi lễ xong để lấy may cho đôi trẻ cũng có cuộc sống hôn nhân như vậy.

Mâm quả cưới Miền Trung phổ biến

Dưới đây là gợi ý về tráp quả cưới theo phong tục miền Trung mời bạn tham khảo.

Lễ 5 tráp miền Trung

  • Tráp 1: Mâm trầu cau
  • Tráp 2: Trà, rượu và nến
  • Tráp 3: Bánh phu thê
  • Tráp 4: Xôi gấc + gà luộc
  • Tráp 5: Trái cây

Lễ 6 tráp miền Trung

  • Tráp 1: Mâm trầu cau
  • Tráp 2: Trà, rượu và nến
  • Tráp 3: Bánh phu thê
  • Tráp 4: Xôi gấc + gà luộc
  • Tráp 5: Trái cây
  • Tráp 6: Nem chả (hoặc chè)

Mâm quả cưới miền Nam

– Khác với miền Bắc, số lượng tráp trong mâm quả cưới miền Tây nói riêng và miền Nam nói chung sẽ là số chẵn: 4, 6, 8, 10. Thông thường con số được yêu cầu sẽ là 6 vì nó mang ý nghĩa cho tài lộc, may mắn và hạnh phúc.

– Có một sự khác biệt ở miền Nam là sẽ có những gia đình ngoài những tráp lễ vật cần thiết, sẽ có một tráp quần áo gồm bộ áo dài do mẹ chồng chuẩn bị cùng đôi bông tai. Trước khi ra mắt hai họ, cô dâu sẽ được mẹ chồng chuẩn bị những trang phục này thể hiện cho sự quan tâm và chăm sóc đối với con dâu.

– Miền Nam sẽ có nền ẩm thực khác một chút so với hai miền Bắc, Trung đó là bánh su sê. Loại bánh có hình vuông và gói bằng lá dứa, còn gọi là cặp bánh âm dương, thể hiện sự gắn kết bền chặt trong đời sống vợ chồng.

Mâm quả đám cưới miền Nam phổ biến

Dưới đây là các mâm quả đám cưới hior thường thấy ở miền Nam, mời bạn tham khảo.

Lễ 4 quả miền Nam

  1. Mâm trầu cau
  2. Trà, rượu và đèn (loại đèn khắc long phụng)
  3. Bánh phu thê
  4. Trái cây

Lễ 6 quả miền Nam

  1. Mâm trầu cau
  2. Trà, rượu và đèn (loại đèn khắc long phụng)
  3. Bánh su sê (phu thê)
  4. Xôi gấc hình trái tim
  5. Trái cây
  6. Heo quay

Lễ 8 quả miền Nam

  • Mâm trầu cau
  • Trà, rượu và nến (loại nến khắc long phụng)
  • Bánh su sê
  • Xôi gấc hình trái tim
  • Trái cây
  • Heo quay
  • Bánh kem
  • Áo dài, vàng vòng, nhẫn cưới

Với những thông tin được bổ sung như trên, các cặp đôi đã biết mâm quả cưới gồm những gì hay chưa? Hãy bàn bạc với hai nhà thật kỹ để chuẩn bị đầy đủ các lễ vật cho ngày quan trọng này nhé.

Dù đám cưới hiện đại đã có nhiều thay đổi nhưng mâm quả ngày cưới vẫn được giữ gìn và được xem như một phần vô cùng quan trọng trong thủ tục cưới hỏi của người Việt.

Mâm quả cưới được xem như là một lễ vật không thể thiếu trong đám cưới của bất kỳ vùng miền nào. Mỗi mâm quả đều mang đến những ý nghĩa quan trọng với mong muốn mang đến và cầu chúc những điều tốt đẹp nhất cho cô dâu chú rể.

Mâm quả cưới cần gồm những gì ?

Trầu cau

Theo cổ tích dân gian, trầu cau là biểu tượng của sự bền chặt, sắt son giữa những cặp vợ chồng. Cùng với tháng năm, trầu cau dần trở thành một trong những món đồ tượng trưng về ý nghĩa đẹp đẽ mà nó vốn có. Đây cũng là mâm quả không thể thiếu ở bất cứ vùng miền nào. Với ý nghĩa mong muốn các cặp đôi yêu nhau thủy chung trọn đời, mâm quả trầu cau được chú trọng nhất.
Được lựa chọn từ những quả cau tươi, lá trầu xanh mát, tráp trầu cau được sắp xếp đẹp mắt

Mâm quả cưới bánh phu thê

Mâm quả bánh phu thê không thể thiếu trong đám hỏi người miền Nam. Mâm quả cưới bánh phu thê của người miền Nam thể hiện lời hứa chung thủy son sắt của đôi bạn trẻ khi trở thành vợ chồng. Đây cũng chính là lời hứa và lời chúc phúc của nhà trai dành cho nhà gái.

Trái cây

Có thể lựa chọn nhiều loại trái cây: nho, táo, lê…. Tùy theo gia đình, có thể chọn một loại hoặc kết hợp các loại. Ý nghĩa mong cuộc sống hôn nhân lúc nào cũng được no đủ, ngọt ngào. Bên cạnh đó, mâm quả này còn đại diện cho “con đàn cháu đống”, cặp đôi uyên ương sẽ mãi ngọt ngào như thuở còn son.

Bánh ngọt

Ở miền Nam, các gia đình thường chọn bánh kem hoặc bánh bông lan. Tại miền Trung là bánh cốm. Còn miền Bắc thường là bánh hồng. Khu Tây Nam Bộ, bánh pía cũng được sử dụng cho mâm bánh cưới. Phong phú là vậy nhưng tất cả đều có những ý nghĩa như nhau. Tuy nhiên, chung quy lại là mong người dâu đảm — đặc trưng của phụ nữ Việt.

Theo tục cưới hỏi xưa, bánh phu thê, cốm, đậu xanh là những món bánh được dùng cho tráp quả ngày cưới với hy vọng tình cảm phu thê ngọt ngào, đồng thuận ấm no.

Trà, rượu, nến

Đây là mâm quả được dâng lên bàn thờ tổ tiên với ý nghĩa và sự trang trọng nhất định. Rượu và trà mang đến những vị chát và đắng với mong muốn dù xảy ra chuyện gì đi nữa vợ chồng cũng nên đồng lòng và sống bên nhau đến trọn đời.
Trà rượu là món sinh lễ quan trọng được dâng lên bàn thờ tổ tiên mong sự chứng giám và cầu phúc từ ông bà cho đôi vợ chồng trẻ. Những vị đắng vị chát từ món trà rượu được đưa vào mâm quả với hi vọng cuộc sống đôi vợ chồng luôn bền chặt dù bao sóng gió khó khăn.

Xôi gấc, gà, heo quay

Xôi gấc là món ăn tượng trưng cho ngành lúa nước lâu đời của người dân Việt Nam. Xôi thể hiện sự ấm no, đầy đủ kèm theo gà luộc cuộc sống có nhiều may mắn.

Như các quốc gia châu Á khác, màu đỏ ngụ ý sự may mắn hạnh phúc. Còn những món cơm dẻo mang đến sự bền chặt thuỷ chung. Và heo quay đem lại sự dư giả cho cặp đôi hạnh phúc. Tựu chung lại, mâm quả xôi gấc, gà và heo quay ngụ ý cho ấm no, cuộc sống sung túc. Không chỉ vậy, heo quay còn tượng trưng cho mong sớm được có em bé và mau phát tài.

Mâm quả khác

Đây là mâm quả không bắt buộc, tùy vào tục lệ của mỗi nơi để chọn: quần áo, tiền, vàng…. Hoặc lễ vật tặng riêng cho cô dâu chú rể trong lễ cưới.
Áo dài hay những món trang sức (thường là vàng) là tráp nhà trai dành riêng cho cô dâu nếu có điều kiện. Như món quà để dành, nhà trai hy vọng cặp đôi sẽ được chăm lo kĩ lưỡng, an tâm xây dựng tổ ấm mà không phải khó khăn, thiếu thốn sau khi cưới.
Dù khi chuẩn bị sẽ có sự khác biệt, nhưng bất cứ mâm quả nào cũng có ý nghĩa tốt lành.

Mâm quả cưới trái cây kết rồng phượng

Trong phong thủy của người Trung Quốc, rồng và phượng đều là 2 loài được xếp trong bộ tứ linh, tượng trưng cho may mắn, sự hồi phục và vươn lên đến đỉnh cao của thành công và thịnh vượng. Vì thế, trong đám hỏi của người Việt thường có biểu tượng Rồng và Phượng, nhằm thể hiện cho hôn nhân hòa hợp, tài lộc và có nhiều con cái.
Những loại quả thường được sử dụng trong mâm quả, đó là: táo, nho, đu đủ, mãng cầu, xoài,… Mỗi loại quả lại thể hiện ý nghĩa riêng nhưng chung quy lại tất cả đều mong muốn cô dâu chú rể có cuộc sống hôn nhân ngọt ngào, đầy đủ về vật chất, giàu về tình cảm.

Mâm quả cưới heo quay

Trong sính lễ ăn hỏi sẽ có mâm quả cưới heo quay, một con heo sữa sẽ được để nguyên và quay. Hình dáng tròn trịa, da căng bóng, hồng hào của con heo sẽ tượng trưng cho sự phát tài, phát lộc và một cuộc sống hạnh phúc viên mãn sau này.

Mâm quả cưới rượu – thuốc

Rượu, thuốc là những lễ vật không thể thiếu trong đám hỏi của người miền Bắc. Người miền Bắc cho rằng sự cay nồng của rượu sẽ làm tăng thêm cảm xúc cho cuộc vui và hơn thế nữa mâm quả cưới rượu thuốc sẽ tượng trưng cho lòng hiếu kính của con cháu, nhất là của chú rể với tổ tiên của nhà gái.

Mâm quả xôi gà

Trong lễ ăn hỏi, mâm quả xôi gà là biểu tượng cho truyền thống văn minh lúa nước từ ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam. Màu đỏ của gấc thể hiện tấm lòng son sắt, thủy chung của cô gái dành cho chàng trai. Kết hợp cùng màu vàng của đỗ là sự mạnh mẽ, bản lĩnh của người đàn ông trong gia đình để góp phần tạo nên mái ấm hạnh phúc.

Mâm quả cưới bánh cốm

Mâm quả cưới bánh cốm là mâm quả truyền thống của người miền Bắc. Mâm quả cưới này thể hiện cho sự hài hòa của đất trời, thể hiện sự đồng thuận của âm dương. Dân gian xem sự hài hòa của trời đất chính là sự kết hợp hoàn hảo của vợ và chồng, sự kết hợp cho một “bến đỗ” hạnh phúc viên mãn về sau. Bên cạnh đó, sử dụng bánh cốm trong lễ cưới hỏi cũng tượng trưng cho mong muốn về tình yêu son sắt và thủy chung của vợ chồng.

Mâm quả chè thơm

Trong văn hóa tiếp khách của người miền Bắc, không thể thiếu ấm chè trên bàn. Một ấm chè nóng thể hiện sự ấm cúng, giúp mọi người cởi mở hơn khi trò chuyện. Vì thế, phong tục cưới hỏi của người miền Bắc không thể thiếu mâm quả chè.

Mâm quả này sẽ được để lên bàn thờ gia tiên khi 2 bên gia đình cử hành nghi thức cưới hỏi. Đây cũng là cách để con cháu thể hiện lòng biết ơn, kính hiếu với ông bà tổ tiên và xin phép ông bà tổ tiên chứng giám cho tình yêu, hạnh phúc của con cháu.

Mâm quả bánh kem

Nếu như miền Bắc và miền Trung thường chọn bánh cốm làm lễ vật trong mâm quả thì người miền Nam lại ưu tiên bánh kem. Hương vị ngọt ngào của bánh kem thể hiện lời cầu chúc cho tình yêu vợ chồng ngọt ngào và đậm sâm.
Hơn nữa, sự xuất hiện của bánh kem còn làm bộ mâm quả cưới đầy đủ và đẹp mắt hơn đồng thời thể hiện giúp các cặp đôi thể hiện cá tính và sở thích riêng thông qua cách lựa chọn màu sắc, họa tiết được trang trí trên bánh.

Mâm quả cưới tiền vàng

Tiền vàng vẫn là mâm quả cưới không thể thiếu được của người miền Nam. Dù nhà gái không đưa ra yêu cầu thách cưới nhưng trong đám hỏi nhà trai vẫn sẽ chuẩn bị một mâm quả tiền, vàng.
Mâm quả cưới tiền vàng được hiểu là sự đóng góp của nhà trai trong việc tổ chức lễ cưới và cũng một phần nào đó thể hiện sự biết ơn công lao dưỡng dục của bố mẹ cô dâu.

Có thể thấy, mâm quả cưới không chỉ là lễ vật đến xin con dâu mà quan trọng hơn nó còn thể hiện sự thành kính của gia đình nhà trai. Vì vậy, sự chu đáo, cẩn thận trong chuẩn bị mâm quả cưới là điều vô cùng cần thiết. đội ngũ thiết kế trẻ, kinh nghiệm lâu năm, làm việc nhiệt tình và tận tâm. Hệ thống máy in hiện đại nhất hiện nay (máy in laser công nghệ Nhật Bản). Phong cách làm việc chuyên nghiệp. In ấn — thiệp cưới Elly cam kết phục vụ hơn cả sự mong đợi của các bạn. Đảm bảo thiết kế đẹp — độc đáo, chất lượng in sắc nét, bền màu, tiến độ nhanh, giá cả phù hợp. Bởi chúng tôi luôn đặt quyền lợi và sự thành công của khách hàng lên hàng đầu. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn in ấn tốt nhất.

Lựa chọn màu sắc mâm quả cưới

Từ xưa tới nay, sắc đỏ luôn gợi cảm giác về tình yêu, sự lạc quan, sức sống và niềm đam mê. Theo nghĩa rộng hơn, màu đỏ còn tượng trưng cho những cuộc chinh phục và sự quyến rũ. Loài người coi màu đỏ là màu của lửa và máu – mang nguồn sinh lực và năng lượng tối cao. Các biểu tượng màu đỏ đều được sinh ra trong một quá khứ đầy quyền lực.

Còn với tình yêu, sự nồng cháy, quyến rũ, bạo lực, nguy hiểm, giận dữ và phiêu lưu thể hiện qua màu đỏ. Với mâm quả cưới truyền thống của người Việt, màu đỏ cầu mong sự vui vẻ. Bên cạnh đó còn đem lại may mắn cho cuộc hôn nhân của cô dâu chú rể.

Ngày nay, ở các đám cưới hiện đại mâm quả có nhiều sự lựa cho hơn. Các tráp được chăm chút nhiều, sở hữu nhiều kiểu dáng, màu sắc đa dạng, phong phú. Sự phá cách này ra đời giúp các đôi uyên ương có thêm lựa chọn bên cạnh sắc đỏ truyền thống.

Nhưng màu đỏ luôn là lựa chọn phổ biến, không chỉ vì tính truyền thống mà vì đây là sắc màu tượng trưng cho hạnh phúc và hoàn hảo cho ngày cưới. Nếu bỏ qua màu đỏ, nhiều cô dâu chú rể sẽ hướng sự quan tâm về tráp quả màu vàng đồng, sắc màu biểu thị cho sự san trọng, phú quý. Tông màu ánh kim là xu hướng mới trong đám cưới những năm gần đây, thể hiện sự lộng lẫy.

Với miền Nam, nhiều cặp đôi đã chọn màu hồng trẻ trung cho mâm quả cưới. Bộ mâm hồng mang tới vẻ đẹp dịu dàng, khiến lễ gia tiên thêm đặc biệt, ấn tượng.

Số điện thoại gọi đặt hàng